Hướng dẫn biện pháp xử lý khi đỗ xe bị vẽ bậy, xịt sơn
Đặc biệt, do việc phá hoại là cố ý nên chắc chắn cần phải bồi thường.
Ở Việt Nam thường xuyên xảy ra tình trạng xe đỗ chắn đường khiến người dân bức xúc xịt sơn lên xe. Chủ xe phát hiện ra liền kiện ngược lại người xịt, vậy trong tình huống này thì ai là người đúng và nên xử lý như thế nào?
Hướng dẫn xử lý khi đỗ xe bị vẽ bậy, xịt sơn
Thời gian vừa qua, cộng đồng mạng đã nhiều lần dậy sóng trước hình ảnh những chiếc xe vô duyên đỗ sai vị trí nên bị người dân xịt sơn, vẽ bậy lên khắp cả xe. Dù xét về tình thì rõ ràng những chủ xe này đỗ sai thì phải chịu, nhưng xét về lý thì rõ ràng họ có quyền bức xúc và đòi bồi thường vì xe bị thiệt hại.
Các chuyên gia cho rằng, nếu chủ xe gặp tình trạng xe bị sơn bậy thì nên đến ngay trụ sở công an trên địa bàn để làm đơn trình báo. Bởi vì hành vi phun sơn lên xe của người khác mà không có sự cho phép được coi là hành động vi phạm pháp luật. Tùy vào mức độ, tính chất và thiệt hại mà sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự, hành chính hay dân sự.
Cụ thể, Điều 178, bộ luật Hình sự năm 2015 có ghi rõ: Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu – 50 triệu đồng thì sẽ bị phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng, có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Đặc biệt, nếu hành vi gây hư hại nhưng chưa đến mức hủy hoại tài sản hoặc người vi phạm chưa bị xử phạt hành chính thì khả năng truy cứu trách nhiệm hình sự là không cao.
Ở đây, nếu xét trên góc độ trách nhiệm dân sự thì dù người đỗ xe có sai thì những người khác đều không có quyền làm hư hại tài sản bằng hành động xịt sơn lên xe. Đặc biệt, do việc phá hoại là cố ý nên chắc chắn cần phải bồi thường.
Vậy nên, trong trường hợp thực tế, 2 bên nên bình tĩnh hòa giải và bồi thường. Các chủ xe bị chắn lối đi nên báo chính quyền địa phương để tiến hành cẩu xe đi chỗ khác hoặc làm biên bản vi phạm thay vì bôi sơn lên xe người khác, vô tình khiến bản thân vi phạm pháp luật.
Leave a Reply